Thuế nhập khẩu máy phát điện từ Trung Quốc là bao nhiêu? | Tin WeOrder
ể biết được thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng, trước hết phải xác định được mã HS của mặt hàng đó. Để xác định mã HS chi tiết theo đúng quy định phù hợp với thực tế hàng hóa, phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Đối với các loại máy phát điện, tùy vào thông tin về cấu tạo, tính chất, công dụng,… mà sẽ có mã HS khác nhau. Để xác định mã này, cần phải tham khảo các mặt hàng trong nhóm 85.01 “Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện)”tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính dưới đây:
Nhóm 85.01 – Động cơ và máy phát điện, loại trừ các tổ máy phát điện.
8501.10 – Động cơ có công suất không quá 37,5 z.
8510.20 – Động cơ vạn năng có công suất quá 37,5 z.
– Động cơ một chiều khác, máy phát điện một chiều.
8501.31 – Động cơ có công suất không quá 750 z.
8501.32 – Động cơ có công suất quá 750 z nhưng không quá 75 Kz.
8501.33 – Động cơ có công suất quá 750 z nhưng không quá 375 Kz.
8501.34 – Động cơ có công suất vượt quá 375 Kz.
8501.40 – Động cơ điện khác xoay chiều, một pha.
– Động cơ điện khác xoay chiều, đa pha.
8501.51 – Động cơ có công suất không quá 750 z.
8501.52 – Động cơ có công suất trên 750 z nhưng không quá 75 Kz.
8501.53 – Động cơ có công suất quá 75 Kz.
– Các máy phát điện xoay chiều,(máy giao điện).
8501.61 – Động cơ có công suất không quá 75 KVA.
8501.62 – Động cơ có công suất quá 75 KVA nhưng không vượt quá 375 KVA.
8501.63 – Động cơ có công suất quá 375 KVA nhưng không vượt quá 750 KVA.
8501.64 – Động cơ có công suất quá 750 KVA.
I……
II. Máy phát điện
Đó là các máy móc có chức năng sản suất năng lượng điện xuất phát từ một số nguồn năng lượng (cơ, mặt trời ..), chúng được xếp ở Nhóm này trong chừng mực mà nó không phải là các công cụ nêu trên hoặc nhắc lại đặc biệt hơn trong các vị trí khác của danh mục.
Ta gọi Đinamô là những máy phát điện một chiều và Antenaturs là những máy phát điện xoay chiều. Các này và cái kia bao gồm về căn bản một cơ quan di động là Rôto, bộ phận này dựng trên một trục dẫn đẩy một lực cơ khí bên ngoài, quay tròn bên trong một bộ phận cố định là Stato, bản thân nó lồng khít vào trong một khung giây gọi là qui lát. Trong máy phát một chiều, dòng điện sản ra được thu vào bởi một cực góp hình lưỡi dao (cái chuyển mạch) gắn trên trục của Rôto rồi được truyền đến dòng điện nuôi qua trung gian là chuỗi cọ sát vào các lưỡi dao của cực góp. Phần lớn các máy phát xoay chiều đều không có chổi, và dòng điện sinh ra được truyền trực tiếp vào mạch nuôi. Trong các máy phát xoay chiều khác, dòng điện được thu vào bởi các vành góp trên trục của Rôto và truyền bởi các chổi cọ sát các vành trên.
Trong trường hợp này, rô to là bộ ứng hoặc bộ cảm, xta-to có chức năng ngược lại, điều này quá rõ. Bộ cảm bao gồm một số các nam châm điện (các cực cảm) hoặc, hiếm hơn, trong trường hợp một số máy phát điện một chiều, gồm các nam châm vĩnh cửu. Đối với bộ ứng, nó bao gồm một lõi, thông thường xếp thành lá (lá tôn) trên đó xắp xếp các cuộn dây cảm.
Các máy phát điện được vận hành theo nhiều dạng. Có tay quay hoặc bàn đạp. Song, trong phần lớn trường hợp chúng được kéo bằng máy đầu kéo, tuyếc bin thuỷ lực, tuyếc bin hơi nước, bánh xe kéo, máy hơi nước, môtơ đốt cháy nhiên liệu bằng tia lửa hoặc bằng sức ép… (tổng thể máy phát điện đầu kéo được gọi tuỳ theo từng trường hợp là tuyếc bin – đinamô, tuyếc bin – xoay chiều, Nhóm sinh điện). Tuy nhiên, Nhóm này chỉ xếp các máy phát điện trình bày không có máy đầu kéo.
Cũng xếp vào Nhóm này là các máy phát điện quang điện, chúng bao gồm các bảng gắn các tế bào quang điện đi kèm với các bộ phận khác như acquy chứa, mạch điện tử chỉ huy (điều tiết thể hiện, máy điện báo ghi) cũng như các băng hoặc các mô-đun gắn các thiết bị thậm chí rất đơn giản (điôt để điều hành dòng điện, chẳng hạn) cho phép cung ứng một năng lượng có thể dùng trực tiếp cho một mô tơ, một bình điện phân, chẳng hạn.
Sản xuất năng lượng điện thực hiện trong trường hợp trên vũ trụ nhờ có các pin quang học mặt trời (hoặc các tế bào mặt trời) chúng chuyển trực tiếp năng lượng mặt trời và năng lượng điện (chuyển hoá quang điện).
Nhóm này bao hàm các máy phát đủ kiểu và đủ cách dùng, các đinamô lớn hoặc các máy xoay chiều cho nhà máy điện, các loại máy phát khác nhau, các kích thước khác nhau, dùng trên tàu biển, trong các trang trại riêng lẻ, trên đầu tầu hoả chạy điêden-điện, trong công nghiệp (để điện phân hoặc đúc chẳng hạn) hoặc còn có các máy phát điện nhỏ hỗ trợ (máy phát điện kích tà) dùng để kích thích các bôbin (cuộn) ứng trong các máy phát điện khác.
Về thuế suất thuế nhập khẩu: Để được hưởng thuế suất theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014, thì hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 162/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính.
Nếu hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, thì áp dụng theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
Hi vọng qua bài viết Thuế nhập khẩu máy phát điện từ Trung Quốc là bao nhiêu? Bạn đã biết cách tính thuế nhập khẩu của các loại máy phát điện từ Trung Quốc và hiểu hơn về lĩnh vực này.